Van an toàn máy nén khí là một thiết bị khá đặc biệt trong hệ thống khí nén. Trong khi các bộ phận khác nếu xảy ra sự cố có thể được sửa chữa và khắc phục thì linh kiện hoàn toàn không. Chúng không được khuyến khích sửa chữa mà luôn cần thay mới khi có bất cứ dấu hiệu hỏng hóc nào. Do đó, việc người dùng nắm rõ vai trò cũng như cách sử dụng van an toàn là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động của hệ thống khí nén diễn ra trơn tru, hiệu quả.
Van an toàn là gì, đóng vai trò gì trong hệ thống khí nén?
Tương tự như hầu hết các loại van an toàn khác, van an toàn máy nén khí có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống khí nén. Chúng đảm bảo ngưỡng áp suất của hệ thống không bao giờ vượt qua ngưỡng cài đặt: 1 bar, 2 bar, 5 bar, 10 bar…
👉Xem thêm: 👉 Van điện từ máy nén khí
Van an toàn không chỉ kiểm soát hoạt động của hệ thống và còn đảm bảo an toàn cho các thiết bị đi kèm. Thông thường, trên đường ống và các thiết bị đi kèm luôn có ghi chú về mức áp lực chịu được, và chúng ta phải đảm bảo chúng hoạt động trong môi trường áp suất áp lực không vượt qua ngưỡng chỉ định đó. Nhưng trong thực tế, rất nhiều trường hợp ống bị tắc, van bị khóa hoặc van hỏng khiến cho áp lực trên đường ống tăng không thể kiểm soát. Việc lắp van an toàn sẽ giúp xả áp lực trên ống, giữ cho áp lực luôn ở mức ổn định.
👉 Mua Van An Toàn máy nén khí tại TLC Compressor
Với vai trò giữ cho áp lực không vượt quá giới hạn như vậy nên khi sử dụng van an toàn, người dùng luôn phải lưu ý: kiểm tra và bảo dưỡng van định kỳ, kịp thời phát hiện dấu hiệu hỏng hóc và thay mới để đảm bảo hệ thống luôn được bảo vệ an toàn.
👉Xem thêm: 10 bước bảo trì an toàn máy nén khí trục vít
Cấu tạo của van an toàn máy nén khí
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại van an toàn dành cho máy nén khí. Chúng được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau, dựa trên đặc điểm phù hợp với các hệ thống nén khí khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, hầu hết các loại van an toàn đều có cấu tạo bao gồm:
- Thân van: làm từ đồng, gang, inox hoặc hợp kim thép… để đảm bảo độ bền, tránh hiện tượng ăn mòn hoặc bị oxi hóa.
- Bộ phận kết nối: có nhiệm vụ kết nối đường ống với van.
- Bộ phận xả: là bộ phận có nhiệm vụ xả khí, dầu, nước ra ngoài khí áp suất trong máy nén tăng cao.
- Vít điều chỉnh: tại vị trí này, người dùng sẽ thực hiện điều chỉnh lượng áp lực đầu vào của van.
- Lò xo: được ví như bộ điều khiển của van an toàn.
- Đệm lò xo: giữ ổn định vị trí của lò xo khi van ở trạng thái không hoạt động.
- Đĩa van: khi áp suất tăng cao, đĩa van sẽ bị nâng lên bởi lò xo, từ đó tạo ra khoảng trống giúp thực hiện việc xả khí. Khi áp suất dần ổn định và xuống thấp, đĩa van sẽ đóng lại.
- Nút bịt: có chức năng tạo sự khép kín cho không gian bên trong van.
- Tay giật: tùy từng nhà sản xuất mà bộ phận này có sự khác biệt
Nguyên lý hoạt động
Thông thường, van an toàn sẽ luôn trong trạng thái đóng. Chỉ khi máy nén khí xuất hiện mức áp lực cao thì cửa van sẽ lập tức được mở ra để thực hiện quá trình xả khí, cân bằng áp lực, đảm bảo an toàn cho các thiết bị.
Van an toàn máy nén khí có ba trạng thái hoạt động là cân bằng, mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn.
- Van ở trạng thái cân bằng là khi áp suất trong máy giữ ở mức cân bằng ổn định, do đó van an toàn sẽ đóng.
- Khi áp suất trong máy nén quá cao, van sẽ đi vào trạng thái mở hoàn toàn: trong quá trình vận hành, đôi khi máy nén khí rơi vào tình trạng áp suất vượt ngưỡng chỉ định. Lúc này, lò xo của van an toàn sẽ đẩy nắp van lên, tạo ra khoảng trống nhằm thực hiện quá trình xả bớt khí ra ngoài, giảm áp suất trong máy.
- Khi áp suất giảm, van trở về trạng thái đóng hoàn toàn: khi lượng khí nén được xả ra ngoài vừa đủ để giảm áp suất máy xuống mức an toàn, lò xo sẽ hạ xuống, nắp van đóng lại và van trở về trạng thái đóng kín hoàn toàn.
👉 Xem thêm: Cách tăng năng suất cho máy nén khí
Lưu ý khi sử dụng van an toàn máy nén khí
Trong quá trình sử dụng van an toàn, bạn cần chú ý vệ sinh thường xuyên và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo van luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Đặc biệt, khi phát hiện van có dấu hiệu hỏng hóc, bạn cần thực hiện thay mới ngay lập tức để giữ an toàn tuyệt đối cho hoạt động của hệ thống máy.
Hãy ghi nhớ một số lưu ý khi sử dụng van an toàn sau đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn hoạt động ổn định và hiệu quả:
- Không thực hiện bất kỳ hoạt động sửa chữa, hàn xì nào vào máy nén khí khi trong bình vẫn đang chứa khí.
- Không hướng đầu các ống dẫn khí về phía cơ thể.
- Không đặt máy ở khu vực ẩm ướt, bụi bặm hoặc nơi có nền nhiệt độ cao, chứa nhiều vật dễ có khả năng gây cháy nổ.
- Tiến hành kiểm tra máy theo đúng định kỳ được nhà sản xuất quy định, thực hiện các bước theo đúng kỹ thuật hoặc dưới sự hướng dẫn của đội ngũ nhân viên kỹ thuật.
- Chỉ sử dụng khí nén vào đúng mục đích cần thiết. Nếu có nhu cầu sử dụng khác cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc nhà cung cấp.
Hướng dẫn cách điều chỉnh van an toàn máy nén khí
Mặc dù có nhiều loại nhưng nhìn chung, các sản phẩm van an toàn khí nén đều có cách điều chỉnh tương tự nhau.
Các bước điều chỉnh van an toàn:
- Tháo tay giật của van an toàn.
- Thực hiện tháo bộ phận nắp chụp phía trên của van.
- Vặn vít điều chỉnh của van: để tăng áp lực thì vặn theo chiều kim đồng hồ, để giảm áp lực thì vặn ngược lại.
- Để có được áp suất chính xác nhất, nên sử dụng đồng hồ đo áp nhằm đo dòng lưu chất qua van và dựa vào đó để điều chỉnh.
- Sau khi điều chỉnh xong van thì lắp lại bằng cách thực hiện các bước ngược lại với khi mở van.
👉 Xem thêm: Cách thay thế phụ tùng máy nén khí
Van an toàn máy nén khí tuy chỉ là một linh kiện nhỏ nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống khí nén. Với vai trò quan trọng và tính chất đặc biệt của chúng, việc nắm rõ cách sử dụng van là điều cần thiết. Hy vọng những thông tin TLC Compressor cung cấp có thể giúp các bạn vận hành hệ thống máy nén của mình an toàn, ổn định hơn.
🔰 Xem thêm thông tin các phụ kiện khí nén khác: