Điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng cách nào? Phương pháp nào để đảm bảo tối ưu ưu thế, hiệu quả công suất làm việc của máy nén khí? Người sử dụng cần hiểu rõ những vấn đề nào trong quá trình điều chỉnh áp suất khí nén để hiệu suất làm việc của thiết bị ở mức tốt nhất. Trong bài viết dưới đây TLC Compressor sẽ nêu ra những lưu ý khi sử dụng máy nén khí.
Giới thiêu sơ về Máy nén khí
Trước khi đi tìm hiểu việc điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng cách nào, người sử dụng cần phải hiểu rõ về thiết bị này.
Máy nén khí là thiết bị được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khác nhau như y tế, sửa xe, chế tác máy, công nghệ…
Trong đó, áp suất khí nén là áp suất của dòng khí có vai trò quyết định độ mạnh yếu cũng như đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Vì vậy để máy nén khí hoạt động tốt thì người dùng cần phải kiểm tra kỹ để điều chỉnh áp suất máy nén khí phù hợp.
Đơn vị đo thông dụng nhất của áp suất máy nén khí là bar.
Điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng cách nào?
Điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng rơ le
Rơ le là một bộ phận vô cùng quan trọng của máy nén khí:
- Có nhiệm vụ bảo vệ thiết bị.
- Tự động ngắt và bật máy khi nó đã đủ áp suất hoặc lượng khí trong bình không đủ dùng.
- Ở những máy nén khí trục piston, rơ le thường được lắp đặt tại hộp điện gắn trên thân máy.
Để điều chỉnh áp suất máy nén khí, người dùng cần mở nắp rơ le và vặn nó theo chiều kim đồng hồ. Với máy nén khí sử dụng dòng điện 3 pha, nên điều chỉnh rơ le ở mức 12kg. Những máy nén khí sử dụng dòng điện 1 pha nên điều chỉnh rơ le ở mức 8kg. Vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ để tăng áp suất và ngược lại để giảm áp suất.
Điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng van áp suất
Van áp suất hay còn gọi là van điều áp.
Có khả năng điều chỉnh áp suất ở một mức nhất định nhằm đảm bảo ổn định mức áp suất cho hoạt động của máy nén khí.
Hiện nay, có hai loại van điều áp đó là:
- Van áp suất điều khiển ở chế độ tải hoặc không tải
- Van áp suất điều khiển ở chế độ điều chế (modulator valve)
Cách điều chỉnh áp suất với từng loại van cụ thể như sau:
- Áp suất không tải: nới lỏng đai ốc ở khóa trên và vặn bu lông cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất hoặc giảm áp suất bằng cách làm ngược lại. Siết chặt lại đai ốc ở khóa trên.
- Điều chỉnh áp suất có tải :
- – Nới lỏng đai ốc khóa dưới,
- – Vặn đai ốc điều khiển độ chênh áp theo chiều kim đồng hồ để giảm áp và ngược lại ..
- Siết chặt lại đai ốc đã nới lỏng lúc đầu.
- Điều chỉnh áp suất qua modulator valve: Điều chỉnh dòng năng lượng bằng cách chuyển đổi vị trí hoặc đóng mở van điều khiển. Nhờ đó điều khiển chuyển động làm thay đổi áp suất khí nén.
Hướng dẫn điều chỉnh áp suất máy nén khí
Xác định áp suất phù hợp của máy nén khí
Đa số các hoạt động bình thường đều sử dụng áp suất từ 6 – 7 bar. Một số công việc đòi hỏi áp suất cao thì con số này có thể lên đến 15 – 30 bar. Ngoài ra cũng có một số công việc đặc biệt đòi hỏi áp suất đủ cho máy hoạt động là 200 – 300 bar hoặc thậm chí cao hơn thế. Tuy nhiên, để xác định được áp suất thực sự phù hợp thì người dùng còn phải căn cứ vào mục đích sử dụng nó và chọn máy nén khí có khả năng đáp ứng tối thiểu mức áp suất mà họ cần.
Nên điều chỉnh áp suất với những loại máy nén khí nào?
Người dùng có lẽ còn đang băn khoăn với câu hỏi rằng loại máy nén khí nào thì mới nên điều chỉnh áp suất. Cả máy nén khí trục vít và máy nén khí piston đểu có thể điều chỉnh được áp suất. Đây là công việc cài đặt cơ bản nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng đến tuổi thọ của máy nén khí.
Các mốc áp suất phải cài đặt
Để mnkí vận hành tốt và đáp ứng được yêu cầu, cài đặt áp suất là công tác không thể thiếu.
- Có hai mốc áp suất để người dùng cài đặt chính là áp suất mở tải và áp suất ngắt tải.
- Hay đơn giản mà nói, hai mốc áp suất này bao gồm 1 áp suất khi máy nén khí khởi động và một áp suất khi máy nén khí ngừng hoạt động.
- Cần đặc biệt lưu ý, áp suất mở tải phải luôn thấp hơn áp suất ngắt tải.
- Nguyên tắc chung khi cài đặt là độ chênh lệch giữa 2 áp suất tối thiểu là 1 bar.
- Ngoài ra, với một vài loại máy nén khí đặc biệt thì độ chênh lệch áp suất có thể lớn hơn từ 2 – 3 bar tùy thuộc vào khoảng thời gian mà người dùng sử dụng thiết bị.
- Nếu muốn máy nén khí hoạt động trong thời gian ngắn thì độ chênh lệch áp suất nên cao hơn.
- Ngược lại nếu sử dụng máy nén khí trong khoảng thời gian dài thì độ chênh lệch giữa hai áp suất mở và ngắt nên thấp hơn.
Hướng dẫn cài đặt áp suất mở tải máy nén khí
- Trước khi cài đặt áp suất mở tải, người dùng nên để cho bình chứa trống. Sau đó khởi động máy nén khí cho hoạt động đến khi đạt được áp suất ngắt tải.
- Tiếp theo, mở một van xả khí để khí từ từ thoát ra ngoài và kiểm tra xem áp suất đã thay đổi như thế nào.
- Chờ tới máy nén khí hoạt động lại thì quan sát xem áp suất máy nén khí lúc đó là bao nhiêu. Đó chính là mốc áp suất mở tải của thiết bị.
- Bắt đầu điều chỉnh áp suất mở tải bằng cách vặn vít cài đặt áp suất theo chiều kim đồng hồ tới khi đạt áp suất ngắt tải thì dừng lại.
- Thực hiện lặp lại các bước trên một lần nữa để xác định chính xác áp suất mở tải.
Hướng dẫn cài đặt áp suất ngắt tải máy nén khí
Tương tự như cài đặt áp suất mở tải, người dùng cũng thực hiện các bước hư trên để cài đặt áp suất ngắt tải. Người dùng chỉ cần điều chỉnh bằng van điều khiển chế độ chênh lệch áp là được.
- Đầu tiên, người dùng cũng để bình trống và khởi động máy nén khí cho nó làm việc.
- Chờ đến khi máy nén khí tự ngắt thì mở van xả khí để khí thoát ra ngoài.
- Quan sát áp suất máy nén khí thời điểm đó là bao nhiêu và ghi lại con số đó.
- Đó chính là áp suất ngắt tải phù hợp nhất.
- Người dùng có thể điều chỉnh độ chênh lệch giữa hai áp suất tùy theo nhu cầu sử dụng.
- Nếu muốn độ chênh lệch áp suất cao thì vặn van điều khiển theo chiều kim đồng hồ.
- Và điều chỉnh van ngược chiều kim đồng hồ nếu muốn độ chênh lệch áp suất thấp hơn.
Lời kết:
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “điều chỉnh áp suất máy nén khí bằng cách nào?” Nếu bạn cần được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với TLC Compressor. Chúng tôi rất vinh hạnh khi được trở thành người có thể giúp đỡ bạn.